游客发表

Tăng cường sự kết nối trong Khu vực Tam giác phát triển Campuchia

发帖时间:2024-10-21 20:44:23

Hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam đã giúp thúc đẩy quan hệ kinh tế,ăngcườngsựkếtnốitrongKhuvựcTamgiácpháttriể thương mại, giao lưu nhân dân giữa ba nước, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân của cả ba nước và đặc biệt là người dân sinh sống ở khu vực này.

Chiều 22/8, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết  Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Campuchia và Lào để tổ chức tốt Hội nghị cấp cao khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 12 năm nay tại Campuchia.

Khu vực Tam giác phát triển CLV được thành lập vào năm 1999 với mục đích triển khai các chương trình hợp tác của 3 nước ở khu vực biên giới trong nhiều lĩnh vực như giao thông-vận tải, viễn thông, năng lượng, đầu tư, thương mại, nông nghiệp, du lịch, y tế, văn hóa, giáo dục..., qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo và tăng cường sự kết nối trong Khu vực Tam giác Phát triển CLV.

W-tieuvung.png
Khu vực Tam giác phát triển CLV được thành lập nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo và tăng cường sự kết nối giữa các quốc gia trong khu vực

Tại Hội nghị lần thứ 13 Ủy ban Điều phối chung Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam diễn ra hồi tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất nhiều giải pháp đột phá trong các lĩnh vực hạ tầng, nhân lực, thể chế nhằm thúc đẩy hợp tác trong khu vực.

Đánh giá về kết quả hợp tác trong thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, cả ba nước đã phối hợp thực hiện nhiều hoạt động hợp tác chung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo và tăng cường sự kết nối trong Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam, đồng thời cũng thúc đẩy sự giao lưu, trao đổi giữa ba Quốc hội, ba Chính phủ, các tổ chức và người dân của ba nước thông qua sự hợp tác toàn diện ở nhiều lĩnh vực, bao gồm giao thông-vận tải, viễn thông, năng lượng, thương mại, đầu tư, công nghiệp, tài chính-ngân hàng, nông nghiệp, du lịch, y tế, văn hóa, lao động, giáo dục, môi trường, khoa học và công nghệ.

Tuy nhiên, những kết quả hợp tác thời gian qua vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng đặt ra, chưa thực sự tạo được bước đột phá để phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương trong khu vực.

“Hợp tác thương mại và đầu tư còn nhiều bất cập; các chính sách thuế, hải quan, thủ tục đầu tư chưa được nhất quán; triển khai các công trình hợp tác về phát triển kết cấu hạ tầng chậm so kế hoạch đề ra”, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Bởi vậy, cùng với việc tập trung vào cải cách thể chế, phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực, ba nước cần tiếp tục thúc đẩy triển khai hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận đã thống nhất và ký kết trong khuôn khổ hợp tác của Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam, bao gồm cả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác song phương đã được ký kết giữa các nước.

Bên cạnh đó, cần triển khai nhanh, hiệu quả Kế hoạch hành động kết nối ba nền kinh tế để nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, rút ngắn khoảng cách phát triển với các thành viên ASEAN khác.

Nhìn lại 25 năm hình thành và phát triển vừa qua, hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam đã giúp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa ba nước, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân của cả ba nước và đặc biệt là người dân sinh sống ở khu vực này.

Mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, gắn bó và tin cậy giữa ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam là di sản quý báu đối với cả ba dân tộc và có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển mỗi nước và cả ba nước, góp phần vào sự phát triển của Cộng đồng ASEAN.

Việt Nam hùng cườngMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đàMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đà Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số”Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số” ‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’ Nghịch lí của doanh nghiệpNghịch lí của doanh nghiệp Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượngKỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng

    热门排行

    友情链接