无障碍
x

全部频道

百科>正文

Chỗ dựa cho phụ nữ vùng cao tự tin "vác tù và hàng tổng"

2024-10-21 11:47:00百科

Đây là những minh chứng rõ nét trong triển khai thực hiện thành công Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em",ỗdựachophụnữvùngcaotựtinquotváctùvàhàngtổ trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Sự ủng hộ của gia đình, nhất là của những người chồng đang là chỗ dựa cho chị em phụ nữ vùng cao tự tin, mạnh dạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ba năm tham gia công tác mặt trận, tám năm đảm nhận cương vị trưởng thôn, chị Phùng Thị Hằng, dân tộc Tày ở thôn Nà Nghịu, xã Lục Bình, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn luôn có sự ủng hộ, đồng hành của gia đình.

Nà Nghịu là thôn trung tâm với 109 hộ dân, chia thành nhiều khu dân cư biệt lập, do đó, công việc trưởng thôn của chị Hằng cũng bận rộn hơn, nhất là khi năm nay Lục Bình quyết tâm đạt chuẩn Nông thôn mới nên từ việc rà soát hộ nghèo, sửa chữa cầu cống, phát dọn đường làng ngõ xóm, vận động các hộ tham gia hiến đất, đóng góp kinh phí làm đường, lắp bóng điện chiếu sáng... chị đều có mặt. Chị Phùng Thị Hằng cho biết, nếu không có sự cảm thông của chồng, con chị khó có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

“Công việc của tôi rất nhiều, vì nhiệm vụ của một trưởng thôn dân bầu, tháng có 30 ngày thì có khi 20 ngày tôi đi làm việc xã hội. Việc nhà gọi là hỗ trợ được chút thôi. Chồng tôi được cái rất nhiệt tình, giúp tôi rất nhiều công việc. Không chỉ chồng mà mẹ chồng, các con tôi cũng vậy. Chính sự ủng hộ của gia đình là động lực lớn lao để tôi vượt lên, hoàn thành nhiệm vụ”, chị Hằng cho hay.

Anh Tô Xuân Nghị, chồng của chị Hằng bảo rằng, gia đình thuần nông, thu nhập chủ yếu chủ yếu trông vào công việc đồng áng cũng như trồng rừng. Ngoài ra, anh còn nuôi gà, lợn và ong lấy mật để tăng thêm thu nhập. Trong nhà còn có mẹ già và 2 con nhỏ đang tuổi ăn, tuổi lớn nên anh cáng đáng hết việc nhà để "bà Trưởng thôn" hoàn thành nhiệm vụ.

“Bà con tin tưởng mình cũng thấy vui, nếu ra đường bà con cứ nói ầm ầm, nói điều không hay, không tốt mình cũng thấy khó nghĩ, cũng may bà con còn tin tưởng. Nếu vợ tiếp tục được bầu thì làm hay không do vợ thôi, gia đình không quyết thay được nếu vợ thấy bản thân làm được thì cứ làm, tôi sẽ ủng hộ thôi, để thôn mình phát triển”, anh Nghị chia sẻ.

Còn với ông Bàn Văn Tuông, dân tộc Dao ở Bản Ca, xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn có vợ là bà Đặng Thị Xuân làm cán bộ dân số kiêm y tế bản nên ông cũng đã không ít lần đồng hành cùng vợ đi thăm khám người bệnh trong bản, dù đêm hôm hay mưa to gió lớn. Hơn hai chục năm vợ tham gia công tác ở bản, ông chưa một lần than phiền khi phải chăm nom việc nhà mỗi khi vợ đi tập huấn hay họp hành, nhất là trong những năm dịch COVID-19 bùng phát, vợ ông phải thường xuyên vắng nhà.

“Mặc dù công việc gia đình cũng rất bận rộn, hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn nhưng mà tôi vẫn tạo điều kiện cho bác gái đi học về tham gia phục vụ địa phương từ năm 2002 đến nay. Bà ấy luôn nhiệt tình giúp đỡ thôn bản và hoàn thành tốt nhiệm vụ tôi cũng thấy vui”, ông Bàn Văn Tuông nói.

Tại tỉnh miền núi Bắc Kạn hiện hầu hết các thôn, bản đều có chị em phụ nữ tham gia công tác xã hội, chính quyền, đoàn thể. Từ cán bộ y tế, dân số, công tác mặt trận đến Trưởng thôn, Bí thư chi bộ. Nhiều chị đã mạnh dạn tham gia cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã.

Chị Hoàng Thị Trong, Chủ tịch Hội LHPN xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cho biết: “Gia đình yên ấm sẽ là điểm tựa để cho mình phấn đấu tốt hơn cho công việc. Bản thân mình tự nhủ phải sắp xếp hài hòa giữa công việc và gia đình. Khi về nhà ưu tiên công việc như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, chăm con. Hai vợ chồng thường xuyên chia sẻ công việc, cùng nhau làm việc nhà, thường tâm sự với nhau, anh cũng hay đưa ra lời khuyên để tôi hoàn thành công tác”.

Bà Ma Thị Mận, Phó Bí thư Huyện ủy Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn cho rằng: “Gia đình chính là điểm tựa vô cùng quan trọng để chị em tham gia công tác sẽ hội. Khi mà yếu tố công việc, gia đình cân bằng hài hòa sẽ tạo động lực cho chị em phát triển. Điều này càng rõ hơn ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, nơi mà còn chịu ảnh hưởng ít nhiều của quan điểm, góc nhìn chưa tiến bộ về phụ nữ và vai trò của phụ nữ. Chính sự ủng hộ của người chồng là điều kiện giúp chị em tích cực tham gia và hoàn thành các công việc xã hội”.

Không chỉ tham gia công tác xã hội, nhiều chị em người dân tộc thiểu số cũng đã mạnh dạn đứng ra thành lập các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác với thành viên chủ yếu là phụ nữ. Có thể kể đến như hợp tác xã Tân Thành, hợp tác xã Yến Dương, hợp tác xã Minh Tâm hay hợp tác xã miến dong Tài Hoan… đều đang là những đơn vị chủ lực trong xây dựng sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn. Ngoài sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm của các chị, sự chia sẻ và đồng cảm, ủng hộ hết lòng của gia đình chính là điểm tựa vững chắc để phụ nữ vùng cao mạnh dạn vươn lên làm chủ kinh tế, làm chủ bản thân và có những đóng góp tích cực cho cộng đồng.

{王炸名称}版权所有 未经千龙新闻网书面特别授权,请勿转载或建立镜像,违者依法必究新出网证(京)字013号 增值电信业务经营许可证 2-2-1-2004139 跨地区增值电信业务许可证

信息网络传播视听节目许可证0104056号 互联网新闻信息服务许可证11120180003号 京公网安备 11000002000007号

分享到:
QQ空间新浪微博微信腾讯微博QQ好友百度首页腾讯朋友有道云笔记