无障碍
x

全部频道

娱乐>正文

Người mẹ đơn thân 2 lần xung phong vào tâm dịch

2024-10-21 11:58:39娱乐

Là một trong 6 điều dưỡng nữ của Bệnh viện (BV) Đà Nẵng đến chi viện “điểm nóng” Bắc Giang lần này,ườimẹđơnthânlầnxungphongvàotâmdị chị Võ Thị Hoài Thương (37 tuổi - Khoa Gây mê hồi sức, BV Đà Nẵng) khiến nhiều người cảm phục khi tâm sự chị nhất quyết xung phong đi chống dịch dù nhà chỉ có 2 mẹ con, chồng chị đã mất cách đây hơn 10 năm do bệnh hiểm nghèo.

Thời điểm dịch ở Đà Nẵng, nữ điều dưỡng Thương hỗ trợ tại BV Dã chiến Hoà Vang 1 tháng. Lần này khi nhận được lệnh Đà Nẵng chi viện Bắc Giang, chị cũng không ngần ngại đăng ký xung phong cùng đồng nghiệp vào vào tâm dịch.

“Khi đã đứng trong hàng ngũ y bác sĩ, tôi luôn xác định tâm lý phải đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, thậm chí là nguy hiểm. Khi Đà Nẵng có dịch, tôi đã có kinh nghiệm chăm sóc các bệnh nhân nặng, tôi được trang bị về kiến thức thực tế, có phương tiện bảo hộ, nên tôi đã hành trang lên đường, đem tất cả những gì mình có đến Bắc Giang, mong góp công sức diệt COVID-19 nhanh chóng để mọi người có thể trở lại cuộc sống an yên”- nữ điều dưỡng Thương chia sẻ.

Hoàn cảnh gia đình chỉ 1 mẹ 1 con nên điều chị Thương băn khoăn và lo lắng nhất là cô con gái chuẩn bị lên lớp 10 của chị. Chị kể, vì chỉ có 2 mẹ con nên con gái có tính tự lập từ nhỏ. Khi quyết định đi Bắc Giang hỗ trợ chống dịch COVID-19, chính cô con gái nhỏ của chị đã ủng hộ và động viên, là động lực để chị vượt qua khó khăn, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

Tại Trung tâm hồi sức tích cực, điều dưỡng Hoài Thương được phân công hỗ trợ Bệnh viện Chợ Rẫy chăm sóc ca bệnh nặng tại Bệnh viện Phổi. 

"Dịch lần này rất khác so với đợt dịch ở Đà Nẵng. Ngoài Bắc khí hậu nắng nóng và khó chịu hơn. Ngoài ra, số lượng bệnh nhân trẻ, chuyển biến nặng rất nhanh nên thực sự nguy hiểm và áp lực cho đội ngũ y bác sĩ”-chị Thương chia sẻ. 

Ở trong tâm dịch, một ngày, các y bác sĩ phải làm việc liên tục nên hiếm có thời gian được nghỉ ngơi trọn vẹn. Mỗi ê kíp phải làm việc trong một thời gian dài trong phòng bệnh để theo dõi điều trị tất cả bệnh nhân. Dù mệt mỏi thật nhưng tất cả y, bác sĩ đều cảm thấy được an ủi mỗi khi nhìn thấy diễn tiến tốt của các ca bệnh nặng. "Tất cả chúng tôi đều mong muốn góp một phần nhỏ bé để hỗ trợ Bắc Giang. Trước khi lên đường tôi đã hứa, khi nào hết dịch mới quay về, đi 1 tháng 2 tháng cũng được, xong nhiệm vụ, dịch ổn thì về”- điều dưỡng Hoài Thương chia sẻ.

Những thời gian nghỉ ngơi ít ỏi để lấy sức tiếp tục trở lại công việc, người phụ nữ, người mẹ này cũng nhớ nhà, nhớ con da diết. Buổi tối, chị Thương thường tranh thủ gọi điện về nhà để nói chuyện với con gái. Nhiều lúc nhớ và thương con thiệt thòi nhưng chị cũng không dám khóc vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý của con. "Lúc nào gọi về tôi cũng tỏ ra là người mẹ mạnh mẽ, rồi hứa khi về sẽ mua quà bù đắp, nhưng con gái lại động viên: Mẹ cứ yên tâm công tác, khoẻ mạnh trở về rồi tính. Những lúc ấy tôi nuốt nước mắt vì thương con”- nữ điều dưỡng Thương ngậm ngùi./.

{王炸名称}版权所有 未经千龙新闻网书面特别授权,请勿转载或建立镜像,违者依法必究新出网证(京)字013号 增值电信业务经营许可证 2-2-1-2004139 跨地区增值电信业务许可证

信息网络传播视听节目许可证0104056号 互联网新闻信息服务许可证11120180003号 京公网安备 11000002000007号

分享到:
QQ空间新浪微博微信腾讯微博QQ好友百度首页腾讯朋友有道云笔记