无障碍
x

全部频道

综合>正文

Tây Nguyên khát khao cao tốc

2024-10-21 15:28:57综合

 

Cao tốc sẽ mở toang cánh cửa phát triển

Tỉnh Kon Tum có lợi thế rất lớn về địa lý khi ở Ngã 3 Đông Dương,âyNguyênkhátkhaocaotố trong vùng lõi tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, giáp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là điểm kết nối, trung chuyển trên trục Đông - Tây, núi - biển. Tỉnh này cũng có tiềm năng du lịch lớn, mang nét đặc trưng, riêng có của khu vực Tây Nguyên, nổi bật là Khu du lịch Quốc gia Măng Đen.

Ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, tỉnh đang mong chờ 3 tuyến cao tốc đã và đang được quy hoạch, gồm Cao tốc Bắc - Nam phía Tây, Cao tốc Đà Nẵng - Thạnh Mỹ - Ngọc Hồi - Bờ Y và Cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum. Triển khai 3 tuyến cao tốc này sẽ mở toang cánh cửa để Kon Tum phát triển nhanh, bền vững theo mục tiêu tại Nghị quyết 23 năm 2022 của Bộ Chính trị.

“Việc quy hoạch, đầu tư các tuyến cao tốc trên địa bàn tỉnh là phù hợp với thực tiễn và định hướng phát triển, đảm bảo khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh Kon Tum. Đặc biệt, cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum sẽ là điểm nhấn tháo gỡ nút thắt, khó khăn về giao thông, giải quyết nhu cầu kết nối của Khu du lịch Quốc gia Măng Đen; tạo không gian, tiền đề phát triển các ngành, lĩnh vực; kết nối các vùng nguyên liệu cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu, sâm Ngọc Linh; liên kết phát triển du lịch con đường xanh Tây Nguyên, kết nối các điểm du lịch nổi tiếng của Tây Nguyên thành một sản phẩm du lịch độc đáo", ông Lê Ngọc Tuấn chia sẻ.

Cũng khát khao có tuyến cao tốc để tăng tốc phát triển, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Gia Lai cho biết, có 2 tuyến cao tốc quy hoạch qua địa bàn gồm Cao tốc Pleiku - Qui Nhơn và Cao tốc Bắc - Nam phía Tây. Việc được đầu tư, xây dựng các tuyến cao tốc này sẽ có ý nghĩa rất lớn với việc hình thành, phát triển các nhà máy chế biến quy mô, các khu, cụm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao… Từ đó, sẽ giải quyết hàng loạt vấn đề về lao động, việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân địa phương.

“Trong quy hoạch của tỉnh đã có những cụm công nghiệp, khu công nghiệp công nghệ cao, trên trục cao tốc là 2 cảng cạn, 2 vùng chăn nuôi nuôi bò sữa, 1.000 héc ta nông nghiệp công nghệ cao, hàng nghìn héc ta cụm công nghiệp, khu công nghiệp. Cao tốc đi vào hoạt động sớm được 1 năm thì Gia Lai có cơ hội phát triển vượt lên thêm 2-3 năm, mà sớm được 5 năm thì Gia Lai được lợi đến 10 năm”, ông Nguyễn Tuấn Anh khẳng định.

Đề xuất đầu tư, hoàn thiện 8 tuyến cao tốc ở Tây Nguyên giai đoạn 2025-2030

Một trong những tuyến cao tốc ở khu vực Tây Nguyên đang được xem xét đầu tư từ nay đến năm 2030 là tuyến Dầu Giây - Liên Khương, chiều dài hơn 200km. Ông Nguyễn Văn Gia, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng kỳ vọng, tuyến cao tốc này sẽ góp phần tháo gỡ “điểm nghẽn” giao thông về vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh thành phía Nam.

“Việc đầu tư cao tốc Dầu Giây - Liên Khương phải nói hết sức cấp thiết. Nếu có được tuyến cao tốc này, thời gian di chuyển giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt sẽ rút ngắn xuống, điều này có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương, cũng như việc đi lại của nhân dân”, ông Nguyễn Văn Gia nói.

Lợi ích mà cao tốc đem lại rất rõ ràng, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ở Tây Nguyên. Ông Thái Như Hiệp, chủ hãng cà phê Vĩnh Hiệp ở tỉnh Gia Lai, mỗi năm xuất khẩu khoảng 150 nghìn tấn cà phê nhân, tính toán: Có cao tốc, nông sản có thể trực tiếp ra thẳng các cảng biển, thay cho việc phải tập kết về các nhà máy, kho chứa ở Đồng Nai, Bình Dương. Điều này sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và các chi phí vận tải, bốc dỡ, cùng các chi phí phụ trợ (khoảng 20 - 25USD/tấn).

“Nếu có cao tốc Gia Lai đi Qui Nhơn, Gia Lai đi TP Hồ Chí Minh, Gia Lai đi Đà Nẵng thì sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề. Tăng cho chuỗi giá trị hàng hóa nông nghiệp và các doanh nghiệp sẽ đỡ đi phần nào để đầu tư vào công nghệ, thiết bị, đầu tư vào nhà máy, cơ sở hạ tầng”, ông Hiệp khẳng định.

Đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển, 11 tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên đang đề nghị Trung ương xem xét sớm đầu tư các tuyến cao tốc trọng điểm như cao tốc Bắc- Nam phía Tây, các cao tốc nội vùng và liên vùng đã có trong quy hoạch.

Ông Võ Ngọc Tuyên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk thông tin: “11 tỉnh duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên chúng tôi có quan điểm chung, kiến nghị Chính phủ trong giai đoạn trung hạn 2025 - 2030 thì ưu tiên đầu tư các tuyến cao tốc đã có trong quy hoạch đường cao tốc Việt Nam. Chúng tôi đề nghị ưu tiên chuyển từ giai đoạn sau 2030 vào giai đoạn 2025 - 2030 đầu tư hoàn chỉnh các tuyến này. Nếu đi vào hoạt động thì chắc chắn đời sống nhân dân vùng Tây Nguyên sẽ phát triển vượt bậc, đúng định hướng".

Theo quy hoạch hệ thống đường cao tốc quốc gia, đến năm 2030 khu vực Tây Nguyên sẽ đầu tư 8 tuyến cao tốc, chiều dài 830km, nhu cầu vốn gần 152.000 tỷ đồng. Các tuyến cao tốc được đầu tư sẽ là mạch máu, "xương sống" của vùng Tây Nguyên, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tây Nguyên – Điểm nghẽn giao thông, điểm nghẽn giao thương

VOV.VN - Tây Nguyên - vùng đất giàu tiềm năng, nơi có nhiều danh lam, thắng cảnh du lịch; nơi cung cấp các loại nông sản xuất khẩu chủ lực. Thế nhưng, đây vẫn là vùng trũng trong phát triển kinh tế mà điểm nghẽn là hạ tầng giao thông. Cao tốc kết nối nội vùng và liên vùng được kỳ vọng là chìa khóa tháo gỡ để Tây Nguyên tăng tốc phát triển.

{王炸名称}版权所有 未经千龙新闻网书面特别授权,请勿转载或建立镜像,违者依法必究新出网证(京)字013号 增值电信业务经营许可证 2-2-1-2004139 跨地区增值电信业务许可证

信息网络传播视听节目许可证0104056号 互联网新闻信息服务许可证11120180003号 京公网安备 11000002000007号

分享到:
QQ空间新浪微博微信腾讯微博QQ好友百度首页腾讯朋友有道云笔记