当前位置:主页>娱乐

Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ tại Nam Định

阅读数:84更新时间:2024-10-22 02:58:40

Chiều dài tuyến khoảng 1,êduyệtdựánđầutưxâydựngcầuNinhCườngvượtsôngNinhCơtạiNamĐị65km, kết nối huyện Nghĩa Hưng và huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Điểm đầu tại Km0+00 (khoảng Km73+200 theo lý trình Quốc lộ 37B), thuộc địa phận thị trấn Ninh Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định; điểm cuối tại Km1+650 (khoảng Km74+500 theo lý trình Quốc lộ 37B), thuộc địa phận thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. 

Từ lý trình khoảng Km73+200 trên Quốc lộ 37B, tuyến rẽ trái sau đó đi thẳng vượt sông Ninh Cơ thông qua cầu Ninh Cường, vị trí cách cầu phao hiện hữu khoảng 80m về phía hạ lưu, sau đó đi thẳng tới điểm cuối tại lý trình khoảng Km74+500.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ trên QL37B là công trình cầu cấp I, thời hạn sử dụng 100 năm. Cầu vượt sông Ninh Cơ được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, bề rộng cầu 12m, bao gồm 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, gờ lan can; Đường dẫn đầu cầu được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 12m, vận tốc thiết kế 80 km/h.

Kết cấu cầu gồm 3 nhịp chính, dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực. Nhịp dẫn gồm 10 nhịp, kết cấu dầm super-T bằng BTCT DƯL, mặt cắt ngang gồm 5 dầm, bản mặt cầu liên tục nhiệt. Kết cấu mố, trụ cầu bằng BTCT đổ tại chỗ.

Đây là dự án kết nối trên tuyến Quốc lộ 37B giữa huyện Nghĩa Hưng và huyện Trực Ninh của tỉnh Nam Định, sẽ khắc phục tình trạng gián đoạn giao thông thủy trên sông Ninh Cơ. Qua đó giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực tỉnh Nam Định nói riêng và khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung.

Đầu tư xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ trên Quốc lộ 37B thay thế cho cầu phao Ninh Cường nhằm giải tỏa xung đột giao thông giữa vận tải đường bộ và đường thủy; rút ngắn thời gian, chi phí đi lại khu vực huyện Nghĩa Hưng và huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định; giảm ùn tắc, tai nạn giao thông.

Dự án này dùng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc khoảng 465,722 tỷ đồng, tương đương khoảng 19,337 triệu USD, được sử dụng để thanh toán chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí tư vấn thiết kế kỹ thuật và giám sát thi công (không bao gồm thuế VAT), dự phòng phần vốn ODA.

Vốn đối ứng (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) khoảng 115,467 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương khoảng 63,247 tỷ đồng, được sử dụng để thanh toán thuế VAT (phần chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí tư vấn thiết kế kỹ thuật và giám sát thi công), chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn trong nước, chi phí khác, dự phòng phần vốn đối ứng, phí dịch vụ khoản vay. Ngân sách địa phương khoảng 52,22 tỷ đồng, được sử dụng để thực chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.