无障碍
x

全部频道

百科>正文

Vì sao Lâm Đồng di dời nhà kính ra khỏi nội ô Đà Lạt?

2024-10-21 11:47:51百科


Từ năm 2004,ìsaoLâmĐồngdidờinhàkínhrakhỏinộiôĐàLạ tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao. 6 năm sau, tức năm 2010, toàn tỉnh đã phát triển hơn 6.400ha diện tích canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó nhà kính là 1.170ha; năm 2015 diện tích này tiếp tục tăng lên hơn 43.000ha và nhà kính đạt gần 3.150ha. Đến năm 2020, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của Lâm Đồng là 60.200ha, và diện tích nhà kính đạt gần 4.350ha, trong đó phần lớn diện tích nhà kính tại TP. Đà Lạt.

Ông Trần Quang Duy, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, do việc phát triển nhà kính thiếu sự kiểm soát, đặc biệt là những diện tích nhà kính lấn chiếm đất rừng, hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi, khu vực di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh... đã ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị. Cùng với đó, phần lớn diện tích nhà kính không đạt chuẩn, mật độ xây dựng cao, không có hệ thống thu, thoát nước đã tạo ra dòng chảy lớn, gây lũ quét và làm giảm khả năng thẩm thấu nước dẫn đến nguy cơ giảm mực nước ngầm, sạt lở đất, ngập úng cục bộ và nhiều hệ lụy khác.

“Do hiệu quả kinh tế mang lại quá lớn nên người dân đã phát triển rất nhanh. Cũng nhìn nhận về phía Nhà nước cũng chưa kịp thời có những quy định và khuyến cáo cụ thể cho nông dân. Để nhà kính phát triển tự phát, họ xây dựng mật độ cao, sát nhau tạo nên ảnh hưởng tác động đến môi trường, đến hệ sinh thái… Trước thực tế này, từ tháng 10/2019, UBND tỉnh có chỉ đạo cụ thể cho Sở NN&PTNN xây dựng một đề án quản lý, kiểm soát, giảm thiểu tác hại của nhà kính, nhà lưới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, ông Trần Quang Duy nói.

Theo đó, tỉnh Lâm Đồng đang tập trung triển khai các giải pháp để giảm dần và tiến tới không còn diện tích nhà kính tại các khu vực nội ô, nội thị, khu dân cư trên địa bàn TP. Đà Lạt và các huyện lân cận. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 giảm 20% diện tích nhà kính so với hiện tại, và đến năm 2030 giảm dần, tiến tới không còn diện tích nhà kính trong nội ô Đà Lạt.

Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát, xây dựng các bước di dời, giải tỏa diện tích nhà kính xây dựng trái phép. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất, ứng dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp không sử dụng nhà kính; chuyển dần sang phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, hữu cơ… gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường. Tổng kinh phí thực hiện gần 177 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chỉ chiếm 1,7%, còn lại là vốn của các tổ chức, cá nhân.

Ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định, việc di dời, giải tỏa diện tích nhà kính trong nội ô, nội thị Đà Lạt và các huyện lân cận nhằm tăng cường quản lý nhà kính, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Nhiều ý kiến nói rằng nông nghiệp công nghệ cao phải là nhà kính, thực tế là không phải vậy. Nhà kính, nhà lưới chỉ là một trong các nội hàm, hạ tầng của nông nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao mà chỉ có tập trung sản xuất rau và hoa. Trong khoảng 20 năm qua thì diện tích nhà kính của Đà Lạt phát triển rất là nhanh, chuẩn hóa nhà kính đã đặt ra nhưng đòi hỏi giá trị đầu tư cao, các chủ hộ không có đủ điều kiện nên họ làm nhà kính bán kiên cố, bán hiện đại và nhà kính mang tính chất tạm thời… nên phát triển tốc độ nhanh. Vì phát triển nhanh nên ưu điểm cũng có nhưng nhược điểm cũng có. Chúng tôi định hướng sau năm 2030 diện tích nhà kính ở trung tâm Đà Lạt sẽ được di dời ra các vùng ven”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết thêm.

Tỉnh Lâm Đồng đang ra sức xây dựng Đà Lạt thành đô thị hiện đại, trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp... gắn với quy hoạch phát triển “Thành phố trong rừng, rừng trong thành phố". Vì vậy, xóa bỏ, di dời nhà kính ra khỏi khu vực nội ô là điều hết sức cần thiết và cấp bách./.

{王炸名称}版权所有 未经千龙新闻网书面特别授权,请勿转载或建立镜像,违者依法必究新出网证(京)字013号 增值电信业务经营许可证 2-2-1-2004139 跨地区增值电信业务许可证

信息网络传播视听节目许可证0104056号 互联网新闻信息服务许可证11120180003号 京公网安备 11000002000007号

分享到:
QQ空间新浪微博微信腾讯微博QQ好友百度首页腾讯朋友有道云笔记