无障碍
x

全部频道

综合>正文

Học sinh ứng dụng công nghệ để phòng, chống bệnh không lây nhiễm

2024-10-21 15:26:39综合

Đây là chương trình giáo dục sức khỏe học đường đầu tiên có sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm hướng đến giáo dục sớm và dự phòng “sát thủ thầm lặng” mang tên bệnh không lây nhiễm.  

Theọcsinhứngdụngcôngnghệđểphòngchốngbệnhkhônglâynhiễo ông Nguyễn Nho Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD-ĐT), qua ba năm triển khai dự án (2021 đến 2023), đã có 15 trường THCS và THPT tại ba tỉnh thành phố Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng, với hơn 24.000 học sinh và 1.000 giáo viên, cùng các phụ huynh tham gia.

Chương trình học bao gồm 11 bài học về phòng, chống bệnh KLN, trong đó, có cả chủ đề sức khỏe tinh thần. Trước giờ học, các em học sinh cùng cha mẹ tìm hiểu kiến thức qua các bài đọc sinh động trên ứng dụng, cha mẹ còn có thể đồng hành cùng con thông qua việc theo dõi chỉ số sức khỏe và cùng con lập kế hoạch thay đổi bản thân. Thông qua ứng dụng, các nhà quản lý giáo dục, nhà trường và thầy cô cũng có thể dễ dàng theo dõi chương trình để có những hỗ trợ và điều chỉnh kịp thời. 

Từ kết quả khảo sát cuối kỳ cho thấy, mức độ hiểu biết của học sinh về bệnh không lây nhiễm tăng lên đáng kể, tỷ lệ học sinh có đầy đủ kiến thức về bệnh KLN, hành vi nguy cơ và cách dự phòng bệnh KLN đạt khoảng 90%; tỷ lệ thay đổi các hành vi nguy cơ của học sinh sau khi tham gia dự án là 25%. 

“Đây là chương trình đầu tiên được Bộ GD-ĐT phối hợp với Tổ chức PATH triển khai, áp dụng công nghệ tiên tiến trong công tác truyền thông, giáo dục cho học sinh sinh viên và đã thu hút được không chỉ học sinh tham gia vào các hoạt động truyền thông giáo dục mà cả giáo viên, cán bộ quản lý và cả cha mẹ học sinh cũng cùng tham gia vào dự án này”, ông Huy nói.

Theo bà Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc chương trình Chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Tổ chức PATH tại Khu vực Đông Nam Á: “Đây là cách tiếp cận hiện đại trên thế giới nhưng hoàn toàn phù hợp với chiến lược chuyển đổi số trong giáo dục của Bộ GD-ĐT và Chiến lược toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới về sức khỏe kỹ thuật số”.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2020, thanh thiếu niên (từ 10-24 tuổi) cũng là nhóm tuổi có nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm (KLN). Giai đoạn đầu tuổi vị thành niên là thời điểm then chốt khi những tác động tiêu cực có thể gây ra những thói quen lâu dài và những hậu quả bất lợi ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe cuộc sống sau này.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát đầu kỳ của dự án, có tới 85% thanh thiếu niên còn thiếu kiến thức về phòng, chống bệnh KLN.

Bốn yếu tố nguy cơ chính có thể phát triển ở tuổi thanh thiếu niên và dẫn đến bệnh KLN ở tuổi trưởng thành là: chế độ ăn uống không lành mạnh; thiếu hoạt động thể lực; sử dụng thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn (theo báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam 2019). 

{王炸名称}版权所有 未经千龙新闻网书面特别授权,请勿转载或建立镜像,违者依法必究新出网证(京)字013号 增值电信业务经营许可证 2-2-1-2004139 跨地区增值电信业务许可证

信息网络传播视听节目许可证0104056号 互联网新闻信息服务许可证11120180003号 京公网安备 11000002000007号

分享到:
QQ空间新浪微博微信腾讯微博QQ好友百度首页腾讯朋友有道云笔记