Tình người từ rác thải nhựa của phụ nữ Cà Mau

 

Chị Phạm Ngọc Ân (ở ấp Tham Trơi B,ìnhngườitừrácthảinhựacủaphụnữCà xã Khánh Bình Đông) là một trong những hộ gia đình khó khăn tại địa phương. Chị được Chi hội Phụ nữ ấp cho vay 5 triệu đồng để mua heo nuôi. Từ hai con heo nái chị đã nhân giống ra và vươn lên thoát khỏi khó khăn. Nay chị Ân còn mở được 1 tiệm tạp hóa nhỏ để buôn bán, có thu nhập ổn định lo cho cuộc sống gia đình.

Chị Ngọc Ân chia sẻ: "Tổ phụ nữ ấp cho gia đình mượn số vốn 5 triệu nuôi hai con heo cái. Sau 1 năm rôi gây ra được 2 bầy heo, sau khi bán cũng tích góp trả được tiền mượn và còn số vốn mở một tiệm tạp hóa bán, kiếm thêm thu nhập".

Số vốn chị Ngọc Ân vay được trích trong Quỹ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp từ mô hình "Biến rác thải thành vốn" của Hội phụ nữ huyện Trần Văn Thời. Mô hình được triển khai từ năm 2021. Các cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn sẽ thực hiện thu gom rác thải nhựa, tận dụng những thứ có thể tái chế được làm ra những bình hoa để bán, những loại không tái chế được bán phế liệu. Hàng tháng đến kỳ sinh hoạt Chi hội, những người phụ nữ mang rác thải đến trụ sở ấp bán, góp tiền vào quỹ. Số tiền này còn được trích ra để thăm hỏi hội viên ốm đau, sinh hoạt hội.

Đến nay, nguồn Quỹ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp từ mô hình "Biến rác thải thành vốn" đã hỗ trợ 71 lượt phụ nữ huyện Trần Văn Thời khởi nghiệp, với số tiền gần 400 triệu đồng. Chị Nguyễn Cẩm Mè ở xã Khánh Bình Đông chia sẻ: "Từ ngày được triển khai việc chống rác thải nhựa, chị em cũng thay đổi thói quen, dùng xong rác thải nhựa thì bỏ vào bọc. Có thể dùng tái chế ra bình, bông hoa; con heo đất,… thấy rất vui. Những thứ mình không tái chế được thì gom lại, đem lại cho Chi hội Phụ nữ ấp bán để bỏ vào heo đất. Khi chị em gặp khó khăn thì dùng nguồn tiền đó hỗ trợ, vươn lên".

Cũng từ nguồn thu từ tái chế, bán rác thải nhựa, các chị em phụ nữ trên địa bàn huyện Trần Văn Thời còn xây dựng lên Qũy học bổng 20 tháng10. Qũy học bổng sẽ trao cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi, đặc biệt ưu tiên trẻ em gái vào dịp 20/10 hàng năm. Từ năm 2021 đến nay, đã có 765 suất học bổng, với số tiền 382,5 triệu đồng được trao.

Các nguồn qũy nêu trên ngày càng lớn hơn, do ngày càng có nhiều chị em phụ nữ nhìn thấy sự thiết thực, ý nghĩa tham gia vào. Qua đó, ý thức của các chị em phụ nữ trong việc sử dụng rác thải nhựa cũng ngày càng được nâng lên.

Chị Phạm Hồng Hận, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Khánh Bình Đông cho biết: "Lúc nào cũng tuyên truyền vận động chị em trong các cuộc họp rồi vận động bà con xung quanh để chung tay phòng chống tác hại của rác thải nhựa như: Không vứt rác bừa bãi; phân loại rác thành vô cơ, hữu cơ… Rác hữu cơ thì ủ làm phân trồng cây, còn vô cơ có thể tái chế hoặc bán để làm thành quỹ giúp đỡ các hội viên trong Hội Phụ nữ thoát nghèo.

Bên cạnh sự lan tỏa của mô hình "Biến rác thải thành vốn", “Qũy học bổng 20 tháng 10”, thời gian qua, Hội phụ nữ huyện Trần Văn Thời, còn tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa. Trong đó, chú trọng tuyên truyền theo nguyên tắc 4T: “Tiết giảm”, “Thay thế”, “Tái chế ”, “Tái sử dụng” và 2K: “Không vứt rác bừa bãi”, “Không tùy tiện đốt bọc nilon và rác thải nhựa sai quy định”.

《国内》热搜榜

《国内》今日头条新闻

《国内》头条新闻大全