Việt Nam luôn tích cực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Nhiều năm qua,ệtNamluôntíchcựcbảovệvàthúcđẩyquyềnconngườ Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người.

Ở Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được ghi nhận đầu tiên tại Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi giành được độc lập năm 1945. Sau đó, quyền con người, quyền công dân tiếp tục được khẳng định và mở rộng tại các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013.

Cùng với đó Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đồng thời tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về quyền con người. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn xác định con người là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước, khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Các quan điểm này được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng như: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011); Chỉ thị số 12-CT ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về công tác nhân quyền trong tình hình mới. Đến Đại hội khóa XIII của Đảng trên cơ sở vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã nhất quán tiếp cận vấn đề quyền con người gắn với quyền dân tộc, khẳng định chủ nghĩa xã hội là chế độ tốt nhất bảo đảm quyền con người cho nhân dân Việt Nam.

W-dantocthieuso.png

Với tư cách là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền, trong nhiệm kỳ 2014 - 2016, Việt Nam đã có nhiều đóng góp, làm cầu nối thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa các nước, các nhóm nước nhằm thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng, tiến bộ, hướng tới con người; là đồng tác giả, đồng bảo trợ hàng chục nghị quyết, hoặc trực tiếp là tác giả một số nghị quyết được Hội đồng Nhân quyền thông qua bằng đồng thuận.

Đặc biệt, từ năm 2009 đến nay, Việt Nam đã tự nguyện thực hiện 03 lần công bố Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) và tích cực thực hiện hầu hết các khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền sau các kỳ báo cáo; đồng thời, đang tích cực chuẩn bị để hoàn thành đúng hạn nghĩa vụ báo cáo quốc gia chu kỳ IV theo Cơ chế này. Bên cạnh đó, từ tháng 6/2014 đến nay, Việt Nam đã cử hàng trăm lượt sĩ quan, nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại hai Phái bộ ở Cộng hòa Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, thể hiện trách nhiệm đối với việc bảo vệ quyền con người trên phạm vi quốc tế.

Với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 - 2025, Việt Nam đã chứng tỏ ngay vai trò của mình trong lĩnh vực quyền con người trên phạm vi toàn cầu khi hỗ trợ khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau thảm họa động đất diễn ra ngày 06/02/2023.

Thêm nữa, việc Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 03/4/2023 đồng thuận thông qua Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên (VDPA) do Việt Nam đề xuất và soạn thảo là dấu ấn nổi bật của Việt Nam ngay trong khóa họp đầu tiên đảm nhận cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 - 2025.

Việt Nam hùng cườngMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đàMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đà Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số”Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số” ‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’ Nghịch lí của doanh nghiệpNghịch lí của doanh nghiệp Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượngKỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng

《国内》热搜榜

《国内》今日头条新闻

《国内》头条新闻大全