管鲍之交网

当前位置:首页 >知识 >

Phần lớn công nhân ở Đồng Nai phải sống trọ tạm bợ

举报/反馈

Hình ảnh từng đoàn người nối đuôi nhau về quê khi dịch COVID-19 bùng phát tại Đồng Nai phần nào phản ánh sự bức thiết về nhà ở cho công nhân tại địa phương này.          

Những xóm trọ ngột ngạt

Vợ chồng chị Trịnh Thị Tuyết Sương rời quê Kiên Giang đến sinh sống tại thị trấn Hiệp Phước,ầnlớncôngnhânởĐồngNaiphảisốngtrọtạmbợ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã được 3 năm. Vợ chồng chị đều làm công nhân trong Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (KCN) nên thuê một phòng trọ tại khu phố Phước Kiểng, gần nơi làm việc. Phòng trọ chỉ 17m2 nhưng 4 người sinh sống, gồm vợ chồng chị, mẹ chị và con gái hơn 2 tuổi. Căn phòng trọ cũ, điều kiện vệ sinh ở mức trung bình, ít ánh sáng và bí hơi, nhưng chị Sương phải chấp nhận bởi khu công nghiệp không có chỗ ở.

Chị Sương nói: "Tôi cũng mong các công ty có hỗ trợ cho công nhân có được nhà ở an toàn thì cũng mừng. Cũng như là được Nhà nước hỗ trợ phần nào thì cũng đỡ cho người dân một chút".

Xóm trọ nơi chị Sương sinh sống có 4- 5 dãy nhà liền kề nhau. Lối đi chung nhỏ hẹp, các phòng trọ san sát nhau, có những dãy nhà đối diện chỉ cách nhau vài mét. Đây là nơi ở của công nhân, người lao động thu nhập trung bình. Công nhân khó thuê phòng rộng hơn vì không thể trang trải nổi.

Anh Nguyễn Trung Chí là công nhân KCN Nhơn Trạch 2 sống cùng vợ vừa mới sinh con trong một phòng trọ nhỏ như của gia đình chị Sương. Cuộc sống thuê trọ chật chội, thiếu thốn, anh Chí chỉ mong KCN có nhà ở cho công nhân để giảm bớt chi phí sinh hoạt.

"Nếu công ty có hỗ trợ phòng thì sẽ dọn qua ở. Ở như vậy trước tiên đi làm cũng gần công ty hơn, với lại tiền bạc cũng đỡ hơn. Ở đây đủ thứ tiền, tiền nhà trọ, tiền ăn uống, rồi đi làm công ty chạy xe tới lui hơi xa"- anh Trung nói.

Thiếu trầm trọng nhà ở cho công nhân

Huyện Nhơn Trạch có 6 KCN với khoảng 13.000 công nhân, người lao động, phần lớn ở nơi khác đến nên phải thuê trọ. Nhưng cả huyện chỉ duy nhất có một khu nhà ở xã hội dành cho công nhân với 1.400 phòng, không đủ đáp ứng nhu cầu. Theo ông Trần Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hiệp Phước, một số khu nhà trọ tư nhân trong thị trấn được xây dựng hơn chục năm, đã xuống cấp, ẩm thấp. Điều kiện sống của công nhân khó khăn, mật độ dân cư cao nên dễ phát sinh dịch bệnh.

"Quan điểm của địa phương là rất mong muốn chương trình nhà ở xã hội được thực hiện. Đầu tiên là tạo cuộc sống cho người dân có nơi ở đàng hoàng hơn, cũng như công tác quản lý hành chính của địa phương được thuận lợi. Đảm bảo về môi trường, an ninh trật tự trong quá trình sinh sống"- bà Ngọc nói.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai- Tăng Quốc Lập cho biết: Tổng số công nhân, người lao động làm việc trong 31 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh là gần 700.000 người. Trong đó, số lượng người lao động ngoại tỉnh chiếm khoảng 50%. Tuy nhiên, hiện nay số lượng nhà lưu trú công nhân, nhà ở xã hội dành cho công nhân còn rất khiêm tốn, không đáp ứng được nhu cầu. Thời gian tới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ đầu tư một thiết chế công đoàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong đó có nhà ở dành cho công nhân.

"Hiện nay UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản chấp thuận cho Tổng Liên đoàn Lao động khảo sát và lập dự án thực hiện trên địa bàn huyện Trảng Bom, gần Khu công nghiệp Giang Điền với diện tích khoảng hơn 2,3 ha"- ông Lập nói...

Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, tỉnh Đồng Nai đang từng bước khôi phục lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để thu hút và chăm lo tốt hơn cho lực lượng công nhân, người lao động, Đồng Nai cần nhanh chóng nghiên cứu, thúc đẩy việc quy hoạch, xây dựng các khu nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân. Thực hiện tốt công tác này cũng sẽ góp phần giúp tỉnh Đồng Nai phát triển công nghiệp bền vững hơn./.

猜您喜欢
相关伤感签名
推荐伤感签名