管鲍之交网

当前位置:首页 >探索 >

Tham gia giao thông có văn hóa để tránh các sự cố không đáng có

举报/反馈

Hàng ngày,ôngcóvănhóađểtránhcácsựcốkhôngđángcó trên các diễn đàn, mạng xã hội, các thành viên thường xuyên chia sẻ những hình ảnh, clip gây lộn, ẩu đả sau va chạm giao thông. Nhiều vụ việc va chạm không xảy ra hậu quả nhưng chính cách hành xử của những người trong vụ va chạm giao thông lại gây hậu quả lớn hơn.

Hiện nay, chưa có thống kê chính thức về số người bị tổn thương sau những vụ ẩu đả chỉ vì va chạm giao thông. Nhưng tình trạng sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn là không hiếm gặp trên đường phố, nhất là ở các đô thị lớn. Theo TS. Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc Gia thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

"Trước hết là phải kể đến ý thức của người tham gia giao thông. Luật pháp là tất yếu, tuy nhiên luật pháp dù có sức nặng đến mấy mà ý thức của con người quá kém thì cũng bất chấp tất cả. Thứ hai là hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông của chúng ta vẫn chưa thực sự đồng bộ, hệ thống đèn xanh, đèn đỏ, rồi tắc đường, chen lấn xô đẩy khiến cho con người ta cảm thấy mệt mỏi, bực bội khi phải lưu thông trên đường. Rõ ràng khi đang cảm thấy khó chịu trong người về giao thông như vậy, lại bị va chạm thì lại càng khiến cho nhiều người dễ nổi cáu. Vấn đề nữa là việc giáo dục con người. Văn hóa giao thông chỉ là một góc độ phản ánh của quan hội, thể hiện cách hành xử giữa người với người."

Có thể nói, văn hóa giao thông là đề tài không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ đối với xã hội hiện nay.  TS Nguyễn Viết Chức, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hoá Thăng Long cho rằng chúng ta cần phải nâng cao văn hóa giao thông, nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, đừng vì nóng giận nhất thời mà để lại hậu quả đáng tiếc:

"Nhiều năm nay chúng ta luôn đề cao văn hóa giao thông nhưng vẫn tồn tại những hiện tượng phi văn hóa. Trước tiên chúng ta phải luôn đề cao ý thức chấp hành luật lệ, từ việc chấp hành không nghiêm nên mới thường xảy những va chạm không đáng có. Văn hóa phải xuất phát từ nhận thức và từ ứng xử của mỗi người. Để xử lý tận gốc thì mỗi người tham gia giao thông hãy chuẩn bị cho mình hành trang văn hóa đúng mực, vì những chuyện xảy ra trong giao thông thì không thể nào chấm dứt được, vẫn có thể xảy ra những sự việc không may, nhưng đứng trước vấn đề này mỗi người cần phải nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và cùng nhau tập trung vào việc khắc phục hậu quả của sự cố hơn là tranh luận đúng sai rồi ẩu đả."

Ở nhiều quốc gia văn minh, khi xảy ra những vụ va chạm giao thông, người ta thường đợi lực lượng chức năng đến giải quyết chứ không sa vào các cuộc cãi vã đúng sai. Vì điều đó có thể dẫn đến xung đột giao thông, mất trật tự xã hội, chính họ cũng có nguy cơ rơi vào những rắc rối không cần thiết đối với luật pháp. Luật sư Hoàng Trọng Giáp, Giám đốc công ty luật Hoàng Sa đã từng tham gia bào chữa cho nhiều vụ án mà nguyên nhân xuất phát từ những va chạm giao thông:

"Khi xảy ra va chạm giao thông nếu không giữ được bình tĩnh mà dẫn đến đánh nhau hoặc đập phá hủy hoạt tài sản của người khác thì có thể phạm tội cố ý đánh người gây thương tích hoặc Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài. Theo quy định tại khoản 4, Điều 134 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi cố ý gây thương tích cho người khác có mức án cao nhất là tù chung thân, thấp nhất thì người phạm tội cũng có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp phạm tội hủy hoại tài sản người khác ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Nhiều năm qua, cuộc thi “Thanh niên với văn hóa giao thông” đã thu hút sự tham gia của đông đảo các bạn đoàn viên, thanh niên. Đây là chương trình giáo dục an toàn giao thông cho Đoàn viên, thanh niên trên toàn quốc, tổ chức lần đầu tiên năm 2008. Trải qua 13 năm, chương trình đã có hơn 1,2 triệu thí sinh tham gia và nhận được sự hưởng ứng từ Đoàn viên thanh niên trên cả nước.

Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bình Thuận Trương Minh Quang cho rằng, các bạn đoàn viên, thanh niên tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, thực hiện tốt cuộc vận động “4 không” (không điều khiển mô tô, xe máy khi không có giấy phép lái xe; không lạng lách đánh võng, vượt quá tốc độ khi điều khiển mô tô, xe máy; không cổ vũ đua xe trái phép; không điều khiển mô tô, xe máy khi đã uống rượu, bia). Các cơ sở đoàn tích cực nghiên cứu nhiều mô hình, giải pháp hay, hiệu quả về tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông và văn hóa giao thông phù hợp với điều kiện của mỗi đơn vị và đặc thù của địa phương, đơn vị; xây dựng các mô hình, đội hình thanh niên tham gia bảo đảm an toàn giao thông, hướng dẫn thực hiện tham gia giao thông trong các giờ cao điểm như giờ học sinh tới lớp, giờ tan học./.

猜您喜欢
相关伤感签名
推荐伤感签名