国际教育资讯网

Thách thức chuyển đổi số trong bệnh viện

管鲍之交网

发布于:2024-10-21

关注

Nhiều mô hình,áchthứcchuyểnđổisốtrongbệnhviệ điểm sáng về chuyển đổi số đã và đang mang lại lợi ích cho người dân. Thế nhưng, thực tế vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức khi triển khai hoạt động chuyển đổi số đối với các cơ sở y tế.

Người dân hưởng lợi từ chuyển đổi số

Chị Nguyễn Thị Bích Thu, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM đến khám tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, được nhân viên y tế hướng dẫn lấy dấu vân tay, đăng ký bằng ki-ốt, kiểm tra các thông tin cá nhân và thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT). Sau đó chị Thu chọn chuyên khoa, chọn phòng khám và nhận số thứ tự. 

Chị Thu chia sẻ: “Bây giờ bệnh viện tiếp nhận vân tay nên tôi thấy nhanh gọn và tiện lợi hơn. Tôi không phải chờ đợi lâu ở quầy tiếp nhận. Song song đó là tôi có thể tự làm vì có bàn hướng dẫn sẵn luôn. Tôi thấy làm rất nhanh, trong vòng có một phút và có thể đóng tiền khám bệnh trực tiếp luôn, không cần phải ra quầy tài vụ đợi lâu vì lượng bệnh nhân của bệnh viện khá đông”.

Áp dụng công nghệ sinh trắc học ở ki-ốt thông minh là một cải tiến của Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong khâu tiếp nhận bệnh nhân khám BHYT. Ở những lần khám sau, bệnh nhân chỉ cần quét vân tay, các thông tin về BHYT, căn cước công dân... đều hiện lên màn hình.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Mỹ Linh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, đến nay có khoảng 20.000 người đã đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng dấu vân tay.

Với quy trình này, người bệnh mất từ 1 phút đến 1,5 phút để lấy số thứ tự và vào phòng khám. Trong khi đó, nếu đăng ký thông thường, bệnh nhân phải thực hiện nhiều bước như lấy số đăng ký khám bệnh, đến quầy BHYT hoặc quầy thu viện phí rồi mới được cấp số thứ tự vào phòng khám. 

Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh nói: “Triển khai quy trình tiếp nhận bằng dấu vân tay qua ki ốt thông minh  làm tăng sự hài lòng của người bệnh lên rất nhiều. Đồng thời cũng đảm bảo được việc thực hiện đúng người bệnh, đảm bảo đủ những quyền lợi của người bệnh khám BHYT theo đúng quy định, tránh có sự lạm dụng, sử dụng thẻ BHYT không đúng người bệnh”.

Bệnh viện Ung bướu 2 TP.HCM (thành phố Thủ Đức) chính thức triển khai từ tháng 4/2023. Đến nay cơ bản hoàn thiện hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử, liên kết các kết quả xét nghiệm và hình ảnh học của bệnh nhân.

Mặt khác, bệnh viện đang hợp tác với các cơ sở nghiên cứu nhằm xây dựng các phầm mềm hỗ trợ việc xác định vị trí khối u trên hình ảnh học; triển khai các phần mềm hỗ trợ phân tích kết quả giải phẫu bệnh, lập kế hoạch điều trị…

Bác sĩ Võ Đức Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết, tại đây tiếp nhận 75-80% là bệnh nhân đến từ các tỉnh thành lân cận, 20-25% là người dân tại TP.HCM. Vì vậy, việc triển khai các hoạt động hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa được đánh giá là quan trọng trong xóa bỏ các nút thắt giao tiếp vật lý và khoảng cách địa lý.

Thách thức từ nguồn lực

Bác sĩ Hiếu cũng cho biết, hiện nay hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, các dữ liệu thu thập chưa được chuẩn hóa toàn diện khiến bệnh viện gặp khó khi chuyển đổi số. Trong khi đó, kinh phí rất lớn cho đầu tư, nâng cấp, bảo trì bảo dưỡng vẫn chưa được cấu thành vào giá viện phí, sẽ dẫn đến bệnh viện không có nguồn lực để tái đầu tư.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Đức Hiếu cho rằng, cốt lõi để hỗ trợ các bệnh viện thực hiện chuyển đổi số là có cơ chế chính sách về chuyển đổi số: “Chúng ta cần phải quy chuẩn hệ thống thông tin và số hóa dữ liệu y tế dùng chung trên các nền tảng số khác nhau của các nhà cung cấp. Thứ hai, cần tăng cường mức độ bảo mật thông tin y tế cá nhân. Thứ ba, cần phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin giúp người sử dụng có thể dễ dàng tiếp cận phổ cập tiện lợi nhanh chóng khi đến khám, chữa bệnh”.

Còn ở Bệnh viện Mắt TP.HCM, năm 2022, lần đầu tiên áp dụng giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) vào thực tiễn của ngành nhãn khoa Việt Nam, đó là đưa vào tầm soát bệnh Glocom (bệnh cườm nước) bằng chụp ảnh màu gai thị với ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo EyeDr.

Thông thường để đọc kết quả chẩn đoán hình ảnh gai thị, bác sĩ chuyên khoa Glocom mất 45 giây và bác sĩ nhãn khoa mất 6 – 8 phút, thế nhưng với AI EyeDr, các bác sĩ ở Bệnh viện Mắt chỉ mất 8 – 12 giây và độ chính xác đến trên 90%. “Trợ lý” AI EyeDr cũng giúp cho các bác sĩ, chuyên gia có thể dễ dàng hội chẩn từ xa, giúp cho việc thăm khám, điều trị cho các bệnh nhân nhanh chóng và dễ dàng, còn người bệnh tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Anh Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM, còn có quá nhiều thủ tục, quy trình đầu tư công về lĩnh vực công nghệ thông tin, không thể đáp ứng kịp nhu cầu đầu tư chuyển đổi số của bệnh viện.

Bác sĩ Tuấn đề xuất, cần nhanh chóng cho phép tính chi phí đầu tư về công nghệ thông tin vào giá viện phí, để bệnh viện tự chủ về tài chính có nguồn lực đầu tư vào công nghệ thông tin, phục vụ chuyển đổi số: “Yếu tố đầu tiên là bắt đầu từ con người, muốn chuyển đổi số tốt thì phải có con người số. Yếu tố quan trọng thứ hai là chúng ta phải có chiến lược và kế hoạch thực hiện chuyển số một cách bài bản, khoa học và dài hơi. Như vậy thì bệnh viện phải bắt đầu ngay từ khâu thiết kế hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ chuyển đổi số, tránh đầu tư dàn trải, manh mún và thiếu tính kết nối đồng bộ”.

Trước những thách thức, Sở Y tế TP.HCM đề nghị TP hỗ trợ ngân sách đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cho các cơ sở y tế. Nhà nước nên có chính sách động viên khuyến khích nhân sự công nghệ thông tin làm việc trong cơ sở y tế.

声明:本文内容为不代表国际教育资讯网的观点和立场,本平台仅提供信息存储服务。

快速匹配适合您孩子的学校

全国500所国际学校大全 / 3分钟匹配5-8所 / 1年名校升学备考托管服务

立即匹配

家长关注

为你推荐

预约看校

提交