Lợi ích từ việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng Đề án Trung tâm là vấn đề mới,ợiíchtừviệcxâydựngtrungtâmtàichínhquốctế khó, chưa có tiền lệ, nên phải thảo luận kỹ lưỡng để chọn phương án tốt nhất, nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa, triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, trong đó có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Mục tiêu của việc xây dựng Trung tâm là để hình thành thị trường tài chính, phát triển các dịch vụ tài chính và các dịch vụ đi theo, để huy động nguồn lực tài chính cho sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng nói riêng, đất nước nói chung. 

Trên tinh thần đó, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, trên cơ sở tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1160/QĐ-TTg, ngày 06/10/2023 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập và ban hành Quy chế làm việc của Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng Tổ công tác; thành viên Tổ công tác là lãnh đạo cấp vụ thuộc các bộ, cơ quan và địa phương liên quan.

Thực hiện chỉ đạo tại cuộc họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo và Văn bản số 180/TB-VPCP ngày 24/4/2024 về việc thông báo Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo được giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) chủ trì xây dựng nội dung Đề án tổng thể trình cấp có thẩm quyền. UBND TP. Hồ Chí Minh và UBND TP. Đà Nẵng tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan để hoàn thiện nội dung Đề án của từng thành phố; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tiếp tục toàn hiện Đề án tổng thể.

W-TPHCM.png
Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao

Các bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các thành phố trong quá trình hoàn thiện Đề án của các thành phố và Đề án tổng thể theo các nhóm lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Mục tiêu và phạm vi của Đề án là xác định các yếu tố, những điều kiện “cần” và “đủ” để hình thành và phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam; đánh giá các cơ hội và thách thức trong việc xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam; nghiên cứu mô hình trung tâm tài chính thích hợp và cơ chế, chính sách áp dụng cho trung tâm tài chính tại Việt Nam.

Dự thảo Đề án cũng tập trung vào xác định yếu tố; những điều kiện cần thiết, các cơ hội và thách thức trong việc xây dựng trung tâm tài chính; quan điểm và mục tiêu phát triển; lộ trình phát triển; các cơ chế, chính sách đặc thù; mô hình quản lý, giám sát.

Trong thực tế, xây dựng Đề án Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế là vấn đề mới, rất khó. Do đó, tại cuộc họp Tổ công tác xây dựng Đề án hôm 27/7, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh việc lựa chọn mô hình và cách thức xây dựng cần được thực hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các bài học kinh nghiệm quốc tế. Đề án là sản phẩm của Ban Chỉ đạo xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Đối với đề án của từng thành phố, Thứ trưởng đề nghị cần tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện Đề án; nghiên cứu, bổ sung các nội dung và phải đảm bảo trách nhiệm về các nội dung được nêu; phải kế thừa các nội dung của dự thảo đề cương Đề án của Ban Chỉ đạo, phân tích mặt được, chưa được; những lợi ích, hạn chế và hướng để khắc phục các hạn chế; làm rõ sự gắn kết giữa điều kiện chung của quốc gia và điều kiện, đặc thù riêng của từng thành phố, để bổ trợ và cùng phát triển; phải làm rõ sản phẩm đặc thù để hấp dẫn nhà đầu tư…

Việt Nam hùng cườngMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đàMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đà Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số”Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số” ‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’ Nghịch lí của doanh nghiệpNghịch lí của doanh nghiệp Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượngKỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng