无障碍
x

全部频道

探索>正文

Đi lễ đầu năm, người Việt thường xin chữ gì?

2024-10-21 13:32:45探索

 

Đối với người Việt Nam đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh,ĐilễđầunămngườiViệtthườngxinchữgì đi lễ với mong muốn hướng về cõi Phật, cầu may cho bản thân và gia đình có những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Năm nay, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, nên người dân đi lễ chùa, xin chữ đều chấp hành quy định 5K của các cơ quan chức năng.

Ngay sau giờ phút đón giao thừa, thời khắc chuyển giao của năm cũ và năm mới, nhiều gia đình đã đến chùa thắp hương đầu năm mới để cầu an, cầu tài, cầu lộc. Khung cảnh tĩnh mịch, trang nghiêm tại các ngôi chùa, sân đình bỗng trở nên đông đúc, vào sâu bên trong, hương khói nghi ngút tỏa ra từ các ban thờ.

Đối với chị Trần Thanh Tâm, ở quận Hoàng Mai đi lễ đầu năm là khoảnh khắc để cả gia đình hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh: “Dịp đầu năm đi chùa chủ yếu cho lòng thanh thản, mọi sự cầu mong trong tâm, mong là năm tới mọi người đều được bình an. Đây là hoạt động thường niên của nhà mình, vẫn thường đưa các bé đi du Xuân, vãn cảnh chùa thắp hương cầu may mắn cho cả gia đình, mong muốn các con trong tâm lúc nào cũng dõi theo phật và hướng các con sống thiện”.

Thành kính chắp tay nơi cửa phật, mỗi người đi lễ với những mục đích khác nhau, nhưng tựu chung là họ cầu cho bản thân, gia đình và toàn xã hội sang năm mới thật nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng vạn sự như ý. Mỗi người cũng không quên cầu cho mọi người dân nhau, đất nước cùng vượt qua đại dịch COVID-19. 

Với người dân Hà Nội, sau khi đi chùa, nhiều người đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ đầu năm, hay những câu đối có ý nghĩa để đem về nhà treo ở nơi trang trọng nhất nơi mình sống với mong muốn con cháu trong gia đình thành đạt: “Bình thường những năm trước thành phố tổ chức lễ hội xin chữ, năm nay do COVID-19 không tổ chức nhưng tôi vẫn ra đây xin chữ đầu năm cho các cháu. Năm nay cháu nhà tôi lên cấp 3 nên tôi xin cho cháu chữ Chí, hy vọng là “Có chí thì nên”.

Hình ảnh những ông đồ mặc áo dài, đội khăn đóng, bày “mực tàu giấy đỏ”  hiện diện trên con phố Văn Miếu và Quốc Tử Giám mỗi độ Tết đến Xuân về đã trở thành biểu tượng trong ngày Tết của dân tộc Việt Nam. Năm nay, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một số người dân có thể xin chữ online, các ông đồ tương tác với người nhận chữ trên nền tảng zoom.

Thầy đồ Hoàng Minh Đạo ở phố Quốc Tử Giám cho biết: “Mọi người xin nhiều chữ như Phúc, chữ Đức, chữ Tâm, xin Thuận buồm xuôi gió… hay người ta muốn công danh sự nghiệp thì xin chữ Phát đạt. Năm nay tôi thấy xin nhiều chữ Bình an nghĩa là cho tôi xin được an yên tôi thấy năm nay mọi người xin nhiều hơn để vượt qua dịch bệnh”.

Đối với mỗi người dân Việt Nam, đi lễ chùa và xin chữ đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, no đủ mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn./.

{王炸名称}版权所有 未经千龙新闻网书面特别授权,请勿转载或建立镜像,违者依法必究新出网证(京)字013号 增值电信业务经营许可证 2-2-1-2004139 跨地区增值电信业务许可证

信息网络传播视听节目许可证0104056号 互联网新闻信息服务许可证11120180003号 京公网安备 11000002000007号

分享到:
QQ空间新浪微博微信腾讯微博QQ好友百度首页腾讯朋友有道云笔记